Triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới và nữ giới

Lượt xem: 69965
Đánh giá: 
Triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới và nữ giới
Điểm trung bình:  8.7 /  10 (  162 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Giang mai là một trong những bệnh xã hội có thể gặp ở cả nam và nữ. Vậy, triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới có gì khác so với triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới? Theo các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh thì triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới có nhiều khác biệt so với triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới trong mỗi giai đoạn của bệnh. Nhưng cũng có những triệu chứng chung rất rõ rệt để giúp bạn sớm nhận biết được bệnh. Cụ thể như sau:

Triệu chứng của bệnh giang mai qua các giai đoạn ở nam và nữ giới

Giang mai giai đoạn 1

Đặc điểm giang mai giai đoạn 1 là thời kỳ xoắn khuẩn giang mai xâm nhập tại chỗ và qua hệ thống mạch máu đã lan toàn thân. Tổn thư­ơng khu trú tại chỗ, nông điều trị khỏi hoàn toàn không để lại di chứng ít nguy hiểm cho bản thân người bệnh nếu điều trị kịp thời. Nhưng rất nguy hiểm cho xã hội vì lây rất mạnh (nhiều xoắn khuẩn tại các tổn thương, bệnh nhân không có cảm giác chủ quan vẫn quan hệ với nhiều bạn tình được).

Giai đoạn này xuất hiện sau khi ủ bệnh 3 - 4 tuần hoặc 3 tháng và kéo dài 1 - 2 tháng với các triệu chứng sau:

Triệu chứng giang mai ở nam giới: Trợt phát ngay ở chỗ xoắn khuẩn đột nhập vào cơ thể, ở đàn ông khu trú ở quy đầu, rãnh quy đầu, nhưng cũng có thể ở miệng sáo, ở hãm, ở bìu, ở vùng xương mu ở trực tràng quanh hậu môn đối với người có quan hệ đồng giới.

Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ: thường xuất hiện ở cổ tử cung, thành âm đạo, môi lớn, môi bé, âm vật. Còn có thể có ở một số vị trí khác  hạnh nhân, họng, lưỡi hoặc môi, ở trên trán, ở vú có khi ở ngón tay là đối với nữ hộ sinh đỡ đẻ cho bệnh nhân giang mai.

Đặc điểm của trợt là:

- Vết trợt nông hình tròn hay bầu dục bằng phẳng với mặt da, màu đỏ tươi, không có mủ, không có vảy và thường mọc đơn độc.

- Không ngứa, không đau.
- Nền rắn như mảnh bìa.

Ngày nay người ta gặp nhiều loại trợt không điển hình như chúng tôi vừa đưa ra ở trên. Theo thống kê có 1/3 số bệnh nhân có nhiều trợt loét, 25% có loét gây đau và không có nền rắn như cổ điển. Có thể trợt bội nhiễm, trợt hoại tử hoặc trợt khổng lồ.

Bài viết có thể bạn quan tâm
Bệnh lậu giang mai : Cách phân biệt

Giang mai giai đoạn 1

Một số trường hợp không điển hình:

25% bệnh nhân giang mai không có loét mà biểu hiện là thương tổn của thời kỳ 2. Trong thời kỳ ủ bệnh do dùng penicilline đã làm cho loét xuất hiện chậm hoặc không xuất hiện.

Ở nam giới: đôi khi trợt (chancre) khu trú ở niệu đạo hơi sâu trong miệng sáo, chỉ thấy ít tiết dịch nhầy và rắn chắc. Ở hãm dương vật loét trông giống như một vết nốt hình vợt. Nếu ở trong bao quy đầu sẽ gây phù nề nhiều làm cho dương vật hình chuông, hoặc hình vợt.

Ở nữ giới: loét ở môi lớn gây phù nề nhiều ở một bên âm hộ. Khu trú ở cổ tử cung hay gặp nhưng thường bị bỏ sót vì không gây đau đớn gì. Ở hậu môn khi biểu hiện bằng vết nứt thâm nhiễm và đau buốt. Các khu trú khác ngoài sinh dục như môi, núm vú, ngón tay đều có đau. Loét tự khỏi sau 5-6 tuần, thường chỉ để lại sẹo nông và mỏng. Nếu được điều trị xoắn khuẩn hết sau 24 - 40 giờ và thương tổn lành nhanh chóng.

>>> Biểu hiện bệnh sùi mào gà ở nữ giới rất đặc trưng

Vài ngày sau khi có trợt, các hạch vùng lân cận thường viêm to thành 1 chùm gồm nhiều hạch trong đó có 1 hạch to được gọi là hạch chúa. Bắt đầu hạch ở 1 bên, sau có thể cả 2 bên. Hạch có các tinh chất như sau:

- Rắn.

- Di động.

- Không làm mủ.

- Không liên kết lại với nhau.
   
- Trường hợp loét bị bội nhiễm, hạch cũng sưng nóng đỏ đau nhưng không vỡ mủ.

Giang mai giai đoạn 2

Đặc điểm của giang mai 2: là thời kỳ nhiễm trùng máu. Xoắn khuẩn xâm nhập vào tất cả các cơ quan phủ tạng. Tổn thương đa dạng nhưng chưa phá huỷ tổ chức nên có thể hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời. Thời kỳ này đối với bản thân bệnh nhân chưa thực sự nguy hiểm nhưng đối với cộng đồng xã hội thì rất nguy hiểm vì lây lan rất mạnh, ở tất cả các tổn thương đều có xoắn khuẩn.

Biểu hiện của giang mai giai đoạn 2

Giang mai thời kỳ 2 xuất hiện: trung bình khoảng 6-8 tuần sau khi có loét. Các thương tổn ở niêm mạc xuất hiện rầm rộ và lan toả trong khi đó 1/3 số trường hợp chancre (trợt) giang mai vẫn tồn tại chưa mất hết.

Người ta chia giang mai thời kỳ 2 thành: bệnh giang mai thời kỳ 2 sơ phát và giang mai thời kỳ 2 tái phát.

Tổn thương giang mai thời kỳ 2 có những đặc điểm sau:

- Có nhiều dạng thương tổn, đặc điểm chung là không ngứa, không đau.

- Các thương tổn sớm thường lan toả toàn thân và đối xứng.

- Các thương tổn giang mai 2 muộn có khuynh hướng khu trú hơn và không đối xứng.

Thương tổn rất đa dạng thường nông hơn trên mặt da như dát (hồng ban) sẩn, sẩn vẩy, sẩn mủ, mụn mủ.

- Viêm hạch nhỏ lan toả với các tính chất như bệnh giang mai 1, rắn không đau và di động.

Có 1 số triệu chứng toàn thân: sốt nhức đầu về đêm, khàn tiếng đau xương khớp.

Không có triệu chứng cơ năng kèm theo. Tuy nhiên các thương tổn ở nang lông, mụn mủ có thể hơi ngứa. Các thư­ơng tổn ­ớt, chảy mủ hay tiết dịch có thể ngứa rát.

Các thương tổn giang mai 2 tái phát thường thành hình vòng cung, hình nhẫn và không đối xứng.

Các loại thương tổn của giang mai thời kỳ 2:

Đào ban là các dát màu hồng thường thấy ở vùng bụng, mạng sườn, bả vai, các nếp gấp tay chân. Đào ban xuất hiện ở da đầu gây rụng tóc. Sau 1 thời gian không điều trị gì đào ban cũng mất đi để lại một ít vết có sắc tố nhẹ. Ở người da màu có thể gặp những dát trắng loang lổ tròn hay bầu dục quanh cổ, vai.

Bạn đang có triệu chứng của bệnh giang mai? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh.

Viêm hạch lan toả: Các hạch nhỏ, rắn xuất hiện nhiều nơi như cổ, dưới cằm sau tai, nách, bẹn, cùi tay, lăn dưới ngón tay, không dính vào nhau. Sẩn nổi cao trên mặt da rắn chắc, màu đỏ đồng hình bán cầu chung quanh có viền vẩy.
   
Sẩn rất đa dạng: sẩn có vẩy, sẩn trợt, sẩn có mủ, sẩn loét, đa dạng cả về vị trí và cách sắp xếp: sẩn hình cung, sẩn hình nhẫn, sẩn nang lông, sẩn dạng trứng cá.

Ở những vùng nóng và ẩm của cơ thể như kẽ mông, hậu môn, âm hộ, nách, các sẩn thường có chân bò ra bề mặt phẳng và có khi xếp thành vòng chung quanh hậu môn, âm hộ, chứa rất nhiều xoắn khuẩn và thường lây lan rất mạnh.

Ở lòng bàn tay, bàn chân do lớp sừng dày sẩn thường có bề mặt phẳng, bong vẩy da theo hướng ly tâm nên để lại một viền vẩy chung quanh sẩn

Ở những đợt giang mai 2 tái phát muộn, các sẩn thường xếp thành 1 chùm trung tâm là 1 sẩn lớn, chung quanh có nhiều sẩn nhỏ gọi là chùm sẩn giang mai.

Những biểu hiện toàn thân: viêm mống mắt, viêm gan, viêm họng khàn tiếng, viêm màng xương, đau rức xương đùi về đêm, viêm thận, biểu hiện thần kinh.

Các thương tổn của giang mai giai đoạn 2 tiến triển thành từng đợt trong vòng 2 năm đầu, càng về sau thương tổn càng ăn sâu xuống và khu trú lại.

Nếu không được điều trị các thương tổn này cũng tự mất đi không phải là khỏi mà bệnh ẩn vào trong và tiếp tục phá hoại cơ thể. Đó là giang mai kín (giang mai ẩn).

Giang mai kín (giang mai ẩn):

Thời kỳ này có thể chia làm 2 giai đoạn: khoảng 2-6 tháng sau khi xuất hiện các thương tổn của giang mai giai đoạn 2 rồi tự biến hết và bước vào giai đoạn kín sớm. Thời kỳ này không có triệu chứng lâm sàng nhưng vẫn lây cho người khác.

Khoảng 25% bệnh nhân không được điều trị lại thấy xuất hiện các thương tổn của thời kỳ 1 hoặc 2 ở sẹo loét cũ vào cuối năm thứ 2 hoặc các tổn thương phì đại chung quanh hậu môn.

Các thương tổn này không được điều trị cũng biến mất và sang thời kỳ giang mai kín muộn. Ở thời kỳ này bệnh không lây lan nữa, bệnh nhân tưởng đã khỏi tuy nhiên vẫn lây lan cho thai nhi thành giang mai bẩm sinh.

Giai đoạn giang mai kín muộn có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí suốt đời bệnh nhân không có triệu chứng giang mai gì. Tuy nhiên 1/3 số bệnh nhân này sang năm thứ 3 trở đi sẽ thấy các triệu chứng của giang mai 3.

Giang mai giai đoạn 3

Đặc điểm của thời kỳ này là tổn thương khu trú mang tính chất phá hủy tổ chức gây những di chứng không hồi phục, thậm chí tử vong cho bệnh nhân. Đối với xã hội thời kỳ này ít nguy hiểm vì khả năng lây lan trong cộng đồng bị hạn chế. Nhưng nếu là thai phụ có khả năng sinh ra con bị giang mai bẩm sinh.

Dấu hiệu giang mai giai đoạn 3

Thời kỳ bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh. Ta có thể phân giang mai thời kỳ 3 thành 3 thể bệnh:

Giang mai củ và gôm giang mai

Thương tổn khu trú vào da, niêm mạc, cơ bắp, khớp, mắt, hệ tiêu hoá, gan, nội tiết. Thương tổn chủ yếu là:

Các củ số lượng ít, khu trú ở 1 vùng, không đối xứng hay gặp ở phần trên lưng các chi. Củ nổi cao trên mặy da, tròn, trơn, thâm nhiễm, không đau, đường kính dưới 1cm, hình nhẫn, hình cung, hoặc vòng vèo, lành ở giữa, phát triển ra xung quanh, có khi có vảy như vảy nến.

Các gôm thường tiến triển qua 4 giai đoạn:

- Giai đoạn cứng: 1 khối rắn, tròn, ranh giới rõ ở dưới da, bề mặt da vẫn bình thường.

- Giai đoạn mềm: mềm từ nông đến sâu, dính vào da làm da đỏ lên, không di động được.

- Giai đoạn loét: vỡ mủ sánh, dính như gôm để lại 1 loét đứng thành, đáy có mủ lẫn máu. Bờ tròn đều hoặc thành cung.

- Giai đoạn thành sẹo: mủ cạn, gôm khỏi để lại 1 sẹo rúm ró.

Vị trí thường gặp là mặt, da đầu, mông, đùi, cẳng chân, vùng trên ngực.

Ở niêm mạc hay gặp ở miệng, môi, vòm miệng, lưỡi, sinh dục và hầu họng.

Ở sinh dục gôm có thể xuất hiện trên sẹo cũ, không có hạch kèm theo, không tìm thấy xoắn khuẩn.

Ở lưõi có thể gặp viêm gôm xơ làm lưỡi to lên, tiến triển mãn tính và có thể biến chứng ác tính.

Giang mai tim mạch

Chiếm khoảng 10% các bệnh nhân bị bệnh giang mai không được điều trị. Thưòng xuất hiện muộn khoảng 10-40 năm sau khi bị bệnh. Thường gặp là viêm động mạch chủ lúc đầu không có triệu chứng gì rõ rệt. Điện tâm đồ bình thường. Khi động mạch đã giãn rộng thì phát hiện bằng chiếu X quang.

Huyết áp tối đa cao, tối thiểu thấp.
   
Phồng động mạch chủ khoảng 40% bệnh nhân. Có thể bị vỡ vì thành mạch yếu dần.

Giang mai thần kinh

Giang mai ăn sâu vào tuỷ sống vào não gây viêm màng não huyết quản (Xuất hiện 10-20 năm sau khi bị loét).

Giang mai mô thần kinh:

- Đau chi, dạ dày, khớp.

- Tăng phản xạ đầu gối.

- Trọng lực cơ bị giảm.

- Rối loạn cảm giác sâu (không đứng được khi nhắm mắt).

- Rối loạn tiết niệu.

- Rối loạn dinh dưỡng, đầu gối to do tiết dịch.

- Phản ứng huyết thanh VDRL (+).

- Bại liệt toàn thân, các rối loạn tâm thần. Xẩy ra khoảng 10-25 năm sau khi bị bệnh và chiếm khoảng 4% số bệnh nhân không được điều trị.

Giang mai và thai nghén: (Giang mai bẩm sinh)

Trong thời kỳ thai nghén giang mai có những đặc điểm: loét giang mai khu trú ở môi nhỏ thường có kích thước to hơn bình thường, ngược lại các triệu chứng khác của giang mai 2 thường không rõ rệt nên rất khó chẩn đoán.

Giang mai bẩm sinh

Sự lây truyền bệnh giang mai từ mẹ sang thai nhi không xẩy ra trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén mà xẩy ra từ tháng thứ 4, thứ 5 trở đi (tuần thứ 16, 18, 19 của thai ).

Tuỳ theo mức độ nhiễm bệnh nhiều hay ít mà có những biểu hiện khác nhau.

- Nếu thai nhi bị nhiễm một cách ồ ạt thì sẩy thai ở tháng 5, 6 hoặc chết lưu.

- Nếu nhiễm nhẹ hơn thai nhi có thể đẻ đủ tháng nhưng chết lưu hoặc đẻ ra chết ngay.

- Nếu nhiễm nhẹ hơn nữa thì đẻ ra có thể bình thường nhưng vài ngày sau hoặc trong vòng 6-8 tuần thấy xuất hiện thương tổn giang mai mang tính chất của thời kỳ 2 như bọng nước lòng bàn tay, chân, nứt mép quanh lỗ mũi, chảy nước mũi lẫn máu hoặc viêm xương sụn, đau các đầu chi, giả liệt Patrot. Hoặc trẻ đẻ ra gầy gò nhăn nheo như ông già, bụng to, gan lách to.

Đấy là dấu hiệu của giang mai bẩm sinh sớm, xuất hiện trong 2 năm đầu.

Các triệu chứng của giang mai có thể xuất hiện muộn hơn lúc 3 - 4 hoặc 5 - 6 tuổi. Đó là giang mai bẩm sinh muộn. Các triệu chứng giang mai bẩm sinh muộn thường mang tính chất của giang mai 3.

Có thể không có biểu hiện lâm sàng mà chẩn đoán phải dựa vào phản ứng huyết thanh (giang mai kín).

Các triệu chứng thường gặp là:

- Viêm mống mắt kẽ hay xuất hiện lúc dậy thì, bắt đầu bằng các triệu chứng nhức mắt, sợ ánh sáng ở 1 bên về sau cả 2 bên. Có thể dẫn đến mù.

- To đầu gối, có nước 2 đầu gối không đau xuất hiện lúc 16 - 20 tuổi.

- Điếc cả 2 tai bắt đầu từ 10 tuổi, thường kèm theo viêm mống mắt kẽ.

- Thương tổn xương: thủng vòm miệng, mũi tẹt, trán dô, xương chày lưỡi kiếm.

Trên đây là những triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới và nam giới. Tuy có giai đoạn giang mai biểu hiệu những dấu hiệu khác nhau ở nam và nữ nhưng nhìn chung đều có những dấu hiệu chung của bệnh. Giang mai nếu được phát hiện và điều trị sớm thì hoàn toàn có thể điều trị bệnh triệt để. Chính vì vậy, nếu bạn thấy mình có những triệu chứng như trên hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để làm những xét nghiệm giang mai để có kết quả chính xác và sớm điều trị bệnh.

Nếu như bạn đang có những thắc mắc về các bệnh xã hội như giang mai, sùi mào gà, bệnh lậu hay mụn rộp sinh dục hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội Hưng Thịnh để sớm nhận được những tư vấn hiệu quả.

Phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh địa chỉ: Số 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội ().

 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?