- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Bệnh giang mai /
- Tìm hiểu về xoắn khuẩn giang mai và thời gian ủ bệnh giang mai
Tìm hiểu về xoắn khuẩn giang mai và thời gian ủ bệnh giang mai
-
Cập nhật lần cuối: 23-05-2018 11:08:16
-
Xoắn khuẩn giang mai là một trong những mối đe dọa khủng khiếp với đời sống của cộng đồng. Xoắn khuẩn này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân mà còn có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của họ. Tìm hiểu những thông tin về xoắn khuẩn giang mai và thời gian ủ bệnh giang mai là một trong những thông tin quan trọng mà không chỉ giới y học cần phải thực hiện, mà tất cả mọi người nên quan tâm và chú trọng. Nắm bắt được những nhu cầu bức thiết đó, sau đây các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh sẽ chia sẻ một số thông tin về vấn đề này như sau:
Tìm hiểu về xoắn khuẩn giang mai
Xoắn khuẩn giang mai là một trong những loại vi khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục có tỷ lệ người mắc phải khá cao. Xoắn khuẩn giang mai được tìm thấy từ khá lâu trong lịch sử trước khi trở thành thách thức thật sự của nhân loại và được nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Xoắn khuẩn giang mai có tên là: Treponema Pallidum. Loại xoắn khuẩn này là một dạng xoắn khuẩn nhạt có hình dạng như một chiếc lò xo với khoảng 6 – 10 vòng xoắn. Đường kính của xoắn khuẩn thường không quá 0,5µ và dài từ 6 – 10µ.
Xoắn khuẩn giang mai có 3 kiểu di dộng phổ biến trong cơ thể người là:
- Di động theo kiểu trục dọc vặn đinh ốc
- Di động theo kiểu quả lắc đồng hồ
- Di động theo kiểu lượn sóng.
Xoắn khuẩn giang mai là loại xoắn khuẩn yếu. Ở môi trường bên ngoài cơ thể, chúng chỉ tồn tại được khoảng vài giờ đồng hồ và dễ chết ở điều kiện môi trường khô hơn so với môi trường ẩm ướt.
Trong điều kiện nước đá lạnh -20 độ C xoắn khuẩn giang mai vẫn có thể di động và tồn tại khá lâu. Ở điều kiện môi trường nóng tầm 45 độ C, xoắn khuẩn giang mai vẫn có thể tồn tại trong vòng nửa giờ đồng hồ.
Xoắn khuẩn giang mai sẽ chết ở môi trường xà phòng chỉ trong vài phút.
Trong tinh chất nuôi cấy
Hiện nay, việc nuôi cấy xoắn khuẩn giang mai vẫn được đánh giá là khá khó khăn và phức tạp nên chưa thể nuôi cấy trong môi trường nhân tạo. Phương pháp giữ chủng để nghiên cứu hiện nay vẫn là nuôi cấy xoắn khuẩn trong môi trường tinh hoàn của thỏ. Theo đó, các chuyên gia sẽ tiêm truyền xoắn khuẩn liên tục trong tinh hoàn thỏ. Sau 7 - 9 ngày khi tinh hoàn thỏ bị viêm, họ lại tiếp tục tiêm truyền sang tinh hoàn của con thỏ khác.
Xoắn khuẩn giang mai có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau, trong đó bao gồm: Lây qua đường quan hệ tình dục, qua vật dụng chung gian, qua tiêm truyền, sử dụng chung bơm kim tiêm, lây từ mẹ sang con…
Thời gian ủ bệnh giang mai
Theo các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh, sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, bệnh nhân sẽ trải qua 1 giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 10 – 90 ngày. Sau đó, trên cơ thể của họ sẽ bộc phát các triệu chứng cụ thể của bệnh giang mai.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào sức đề kháng của từng người mà thời gian ủ bệnh giang mai sẽ kéo dài hoặc rút ngắn hơn.
Cụ thể: Với những bệnh nhân có sức đề kháng tốt, chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp, thời gian ủ bệnh giang mai thường kéo dài. Đôi khi, không ít bệnh nhân còn không thấy xuất hiện triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn đầu mà chỉ phát hiện ra bệnh khi đã xuất hiện các triệu chứng ở giai đoạn 2 và 3 hoặc vô tình phát hiện trong các cuộc kiểm tra sức khỏe khác.
Chính vì vậy, nếu bạn từng có tiếp xúc gần gũi hoặc quan hệ với những đối tượng bị nghi ngờ mắc bệnh giang mai thì tốt bạn nên tới các phòng khám bệnh xã hội để được khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe và điều trị theo những phương pháp phù hợp.
Hiện nay, có hai phương pháp phát hiện giang mai được sử dụng phổ biến là phương pháp tìm vi khuẩn tại các tổn thương hoặc tiến hành các phản ứng huyết thanh để chuẩn đoán giang mai. Cụ thể như sau:
Với phương pháp tìm vi khuẩn
- Các bác sĩ chuyên khoa sẽ lấy mẫu bệnh phẩm trên các vết trợt, vết loét hoặc chọc hạch để tiến hành xét nghiệm sự có mặt của xoắn khuẩn giang mai. Phương pháp này thích hợp với những bệnh nhân bị giang mai giai đoạn đầu.
- Soi trực tiếp mẫu bệnh phẩm trên nền kính hiển vi đen để phát hiện xem có tồn tại xoắn khuẩn giang mai hay không?
Với phương pháp tiến hành các phản ứng huyết thanh
- Kỹ thuật phát hiện nhanh: tiến hành phản ứng RPR (Rapid Plasma Reagin) trong máu ở bệnh nhân. Cơ chế của kỹ thuật này là tìm ra kháng nguyên đặc hiện trong cơ thể người với xoắn khuẩn giang mai để đưa ra kết luận có xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể hay không?
- Phản ứng huyết thai cổ điển: Xét nghiệm tìm phản ứng kháng nguyên trong cơ thể người đối với xoắn khuẩn giang mai.
- Phản ứng đặc hiệu: Tiến hành các phản ứng bất động của xoắn khuẩn giang mai TPI (Treponemal Pallidum immobili sation test); Phản ứng kháng thể xoắn khuẩn huỳnh quang FTA (Fluorescent treponemal antibody); Phản ứng ngưng kết hồng cầu có gắn kháng nguyên kháng khuẩn TPHA (Treponemal pallidum hemagglutination test).
Trên đây là giới thiệu của các chuyên gia Phòng khám Hưng Thịnh về: Tìm hiểu về xoắn khuẩn giang mai và thời gian ủ bệnh giang mai. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này và có các biện pháp phòng tránh hoặc phát hiện sớm và điều trị.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Săng giang mai là gì? Hình ảnh của săng giang mai
Săng giang mai là gì? Hình ảnh của săng giang mai như thế nào là thắc mắc của rất nhiều người khi muốn tìm hiểu thông tin về giang mai. Giang mai là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm và...Xem chi tiết
-
Bệnh giang mai có lây không? Lây qua đường nào?
Với một căn bệnh nguy hiểm và ngày càng có xu hướng lan rộng như giang mai thì rất nhiều người thắc mắc: Bệnh giang mai có lây không? Lây qua đường nào? Đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc...Xem chi tiết
-
Chi phí chữa bệnh giang mai tốn bao nhiêu tiền?
Song song với câu hỏi nên chữa giang mai ở đâu, thì chữa giang mai hết bao nhiêu tiền? Cũng là thắc mắc mà các chuyên gia của phòng khám chúng tôi thường xuyên nhận được. Nhận thấy, giang mai ở thờ...Xem chi tiết
-
Phác đồ điều trị bệnh giang mai cụ thể và mới
Phác đồ điều trị bệnh giang mai cần phải căn cứ theo từng giai đoạn của bệnh. Trong mỗi giai đoạn thì việc điều trị lại khác nhau chút ít, đó là sự điều chỉnh về liều lượng thuốc và...Xem chi tiết
-
Nên khám bệnh giang mai ở đâu thì tốt
Bệnh giang mai nên khám ở đâu tốt vẫn luôn luôn là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm khi bị bệnh. Giang mai căn bệnh chỉ xếp thứ 2 về độ nguy hiểm sau đại dịch HIV cho nên thắc mắc...Xem chi tiết
-
Bệnh giang mai có chữa được không?
Xoay quanh vấn đề "Bệnh giang mai có chữa được không?" đã có rất nhiều những vướng mắc mà chúng tôi nhận được trong thời gian qua. Sau đây chúng tôi xin đưa ra hai trường hợp gần có...Xem chi tiết