- Trang chủ /
- Phụ khoa /
- Kinh nguyệt không đều /
- Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
-
Cập nhật lần cuối: 15-05-2018 14:24:23
-
Rối loạn kinh nguyệt có thể bắt gặp ở nhiều lứa tuổi và có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Rất nhiều chị em lo lắng và không biết xử lý ra sao khi thấy chu kỳ kinh nguyệt bỗng nhiên xảy ra những dấu hiệu lạ. Vì vậy để cung cấp những thông tin cần thiết để chị em biết rõ về bệnh để có hướng khắc phục hiệu quả, các bác sĩ phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh sẽ đưa ra một số thông tin cơ bản về “Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở chị em phụ nữ” như sau:
1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ không đi theo quỹ đạo vốn có của nó. Đó là sự chênh lệch về ngày thấy kinh, sự thay đổi về lưu lượng máu kinh ra hàng tháng, hoặc số ngày hành kinh diễn ra trong một chu kỳ quá dài hay quá ngắn. Tùy vào cơ địa của từng người phụ nữ mà biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt có sự khác nhau.
Theo các bác sĩ phụ khoa rối loạn kinh nguyệt thường có một số loại sau đây:
- Chậm kinh: Chậm kinh là tình trạng chị em phụ nữ đã đến ngày hành kinh nhưng vẫn chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện. Tùy thuộc vào mỗi người mà số ngày hành kinh có thể nhiều (chậm kinh 1 tháng, 2 tháng) hoặc ít (1-2 ngày).
- Kinh nguyệt đến sớm: Ngược lại với chậm kinh, khi bị kinh nguyệt đến sớm chị em phụ nữ có thể thấy kinh nguyệt trước ngày quy định hàng tháng khoảng 1 đến vài ngày.
- Rong kinh: Nhiều chị em phụ nữ sẽ thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình bỗng nhiên kéo dài nhiều ngày (trên 7 ngày) và có lượng máu kinh ra nhiều, ồ ạt so với hàng tháng.
- Kinh nguyệt ra ít: Đã có rất nhiều chị em phụ nữ luôn luôn trong tâm trạng lo lắng bởi vì hàng tháng lượng máu kinh chỉ ra nhỏ giọt và cũng có thể kéo dài nhiều ngày, hoặc ít ngày.
2. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Hội chứng buồng trứng đa nang:Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những chị em phụ nữ bị hội chứng đa nang sẽ có nguy cơ cao bị rối loạn kinh nguyệt, trong đó có đến 50% bị chu kỳ kinh nguyệt dài và 20% chị em không có chu kỳ kinh nguyêt. Nguyên nhân được chỉ ra là do khi bị hội chứng buồng trứng đa nang nội tiết tố trong cơ thể sẽ bị mất cân bằng do lượng estrogen được sản xuất ra quá nhiều.
Hội chứng buồng trứng thường gặp ở những chị em phụ nữ ở độ tuổi sinh sản và nếu như không được khắc phục kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.
Dậy thì và trước khi mãn kinh: Ở vào hai thời điểm này, chị em phụ nữ rất dễ bị rối loạn kinh nguyệt do sự mất cân bằng của nội tiết tố. Khi mới bước vào độ tuổi dậy thì mức độ nội tiết tố trong cơ thể mới được giải phóng nên hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt chưa thể hình thành quy luật và hoạt động ổn định. Vì thế những bạn nữ có thể phải mất khoảng 2 đến 3 năm để kinh nguyệt đi vào hoạt động ổn định được. Khi bước vào tuổi tiền mãn kinh, hormone trong cơ thể bắt đầu suy giảm dẫn đến tính chu kỳ của kinh nguyệt trước đó bị phá vỡ. Đây là hiện tượng bình thường chị em phụ nữ không cần quá lo lắng.
Cân nặng thất thường: Sự tăng giảm cân bất thường cũng ảnh hưởng đến hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt do cân nặng cũng có sự chi phối định đến hormone trong cơ thể. Đặc biệt đa phần những chị em giảm cân quá mức đều có những bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt.
Rối loạn tuyến giáp: Tuyến giáp có chức năng tiết ra hormone giáp với lượng vừa đủ cho nhu cầu. Vì thế sự rối loạn thừa hay thiếu hormone giáp nhiều hay ít đều có ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và rối loạn kinh nguyệt nói riêng.
Stress: Các nhà khoa học đã chỉ ra chị em thường bị stress trong thời gian dài, công việc căng thẳng, chịu nhiều áp lực trong cuộc sống… cũng có nguy cơ kinh nguyệt bị rối loạn rất cao. Khi bị căng thẳng kéo dài cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol- một lại hormone có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất nội tiết tố cho cơ thể như estrogen và progesterone. Những hormone này dù bị tăng hay giảm cũng sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị rối loạn.
Tập luyện thể dục thể thao quá nhiều: Luyện tập thể dục chính là cách nâng cao sức khỏe của cơ, phòng tránh bệnh tật. Tuy nhiên khi luyện tập thể dục thể thao quá sức hay luyện tập những môn thể thao nặng thì lại không hề tốt cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Chính vì những vật động viên điền kinh, vận động viên đua xe đạp, vận động viên cử tạ thường bị rối loạn kinh nguyệt.
3. Biểu hiện khi bị rối loạn kinh nguyệt
Màu sắc da thay đổi: Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến cho làn da của chị em bị xanh xao, xám xịt, xuất hiện nhiều vết nám da, rạn chân chim.
Tính khí thay đổi thất thường: Nếu chúng ta để ý sẽ thấy chị em thường hay nổi nóng, tính khí “sáng nắng chiều mưa”, hay cáu gắt, bực bội vô cớ. Tình trạng này sảy ra là do những rối loạn nội tiết tố trong cơ thể.
Số ngày hành kinh bất thường: Thông thường kinh nguyệt bình thường là vòng tròn lặp lại từ 21 ngày đến 35 ngày, lượng máu kinh sẽ vào khoảng 80 đến 200ml. Nếu như chu kỳ kinh nguyệt dưới 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày, máu kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều hơn so với thông thường thì chị em đã có những dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt.
Để xác định số ngày kinh chị em có thể tiến hành ghi chép ngày bắt đầu hành kinh và ngày kết thúc hành kinh ở mỗi chu kỳ để so sánh. Còn để xác định lượng máu kinh đã mất thì chị em có thể căn cứ vào số băng vệ sinh chị em đã dùng trong những ngày hành kinh.
Máu kinh có những biến đổi: Máu kinh trở nên sẫm màu hơn, thậm chí có màu đen, vón cục. Nhiều chị em không có kinh trong 2 3 tháng, thậm chí mất kinh 6 tháng liên tiếp.
Đau bụng kinh dữ dội: Đa phần những chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt đều có dấu hiệu đau bụng kinh dữ dội. Các cơn đau bụng kinh khiến chị em không thể tập trung làm việc, chỉ có thể nằm một chỗ nghỉ ngơi. Nhiều chị em khi những cơn đau quá dữ dội đã phải tìm đến những viên thuốc giảm đau.
Tăng sản tuyến vú: Những biểu hiện của việc đầu vú bị đau nhức, tăng sản tuyến vú có thể khiến nhiều chị em lầm tưởng rằng đó là dấu hiệu của việc sắp đến ngày hành kinh. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu rằng đang có những bất thường xảy ra ở chu kỳ kinh nguyệt của chị em.
4. Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt
Chị em bị rối loạn kinh nguyệt cần được thăm khám bởi những bác sĩ có chuyên môn tại các cơ sở y tế uy tín để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh do đâu để có hướng điều trị cho kết quả tốt. Bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ: “Bởi vì nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt rất đa dạng, người bệnh không thể tự ý áp dụng 1 cách chữa cho tất cả những nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như khi nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt do những bệnh lý ở tuyến giáp thì việc áp dụng những cách chữa dân gian như sử dụng cao ích mẫu không thể mang lại hiệu quả như mong muốn được.”
Để chẩn đoán nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt chị em sẽ phải tiến hành các bước kiểm tra tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, dịch tiết âm đạo. Sau khi xác định chính xác nguyên nhân các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị.
Nếu như nguyên nhân là do chế độ ăn uống, stress, cân nặng thất thường thì chị em chỉ cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, ăn uống, giữ tâm lý thoải mái là có thể đưa kinh nguyệt trở về trạng thái bình thường.
Đối với những trường hợp rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý thì bắt buộc người bệnh phải thực hiện điều trị bằng những phương pháp hiện đại. Những bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt chỉ có thể được khắc phục khi những bệnh lý được chữa khỏi.
Tùy theo những bệnh lý cụ thể bác sĩ sẽ có những cách điều trị khác nhau. Vì vậy người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo những hướng dẫn của bác sĩ. Không được để mặc tình trạng bệnh không điều trị, không bỏ dở khi đang điều trị bệnh.
5. Điều cần làm khi bị rối loạn kinh nguyệt
Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Chị em cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý như: ăn nhiều hoa quả, rau xanh để bổ sung vitamin cho cơ thể, cung cấp đủ nước cho cơ thể, không sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Chế độ luyện tập thể dục: Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi sáng 15 đến 30 phút. Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Không làm việc quá sức, để bản thân có những khoảng thời gian nghỉ ngơi thư giãn hợp lý.
Vệ sinh trong khi bị rối loạn: Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, sau khi quan hệ, những ngày hành kinh sạch sẽ bằng nước sạch với dung dịch phụ nữ chuyên dụng có độ PH ở mức trung bình. Trong cách vệ sinh cũng phải lưu ý như không được thụt rửa quá sâu vào âm đạo, không vệ sinh theo hướng từ dưới hậu môn lên âm đạo.
Vấn đề quan hệ trong khi bị rối loạn: Chị em nên hạn chế quan hệ tình dục khi bị rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt ở những trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý gây ra. Nếu như phát sinh quan hệ tình dục chị em không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp vì thuốc tránh thai có thể khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng nề hơn.
Nếu tình trạng nặng cần đi thăm khám: Những trường hợp kinh nguyệt bị rối loạn có thể được khắc phục bằng việc cải thiện chế độ ăn uống, cách chữa dân gian thì thật may mắn. Nhưng khi những dấu hiệu rối loạn ngày càng nặng hơn, sự ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, đặc biệt là sức khỏe của chị em thì cần nhanh chóng đi thăm khám ngay. Tuyệt đối không được giấu bệnh.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ như: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Các bác sĩ mong rằng với những thông tin trên sẽ phần nào giúp chị em hiểu hơn về tình trạng kinh nguyệt của mình.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Quan hệ trong ngày có kinh nguyệt có sao không?
Quan hệ trong ngày có kinh nguyệt có sao không? là một vấn đề với rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Liệu quan hệ khi đang có kinh nguyệt có tốt không? Những ảnh hưởng mà chị em có...Xem chi tiết
-
Bị tắc kinh nguyệt sau khi phá thai có nguy hiểm không?
Xoay quanh vấn đề kinh nguyệt sau khi đi phá thai có rất nhiều những thắc mắc được gửi đến cho các bác sĩ phòng khám Hưng Thịnh. Hôm nay các bác sĩ sẽ dành bài viết này để nói về vấn đề...Xem chi tiết
-
Sau khi sinh kinh nguyệt không đều có sao không?
Có lẽ đã có không ít chị em gặp phải vấn đề kinh nguyệt thất thường sau khi sinh con. Liệu sau khi sinh kinh nguyệt không đều có sao không? Em năm nay 28 tuổi, em sinh con đầu lòng năm ngoái. Sau khi...Xem chi tiết
-
Bị rong kinh máu đen sau khi sinh con có nguy hiểm không?
Rong kinh đã là hiện tượng rất phổ biến ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, hiện tượng này còn phổ biến hơn đối với các bà mẹ bỉm sữa. Vậy, hiện tượng rong kinh máu đen sau khi sinh con có nguy...Xem chi tiết
-
Chậm kinh 1 tháng có sao không?
Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở chị em phụ nữ. Chậm kinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến chậm kinh mà mức độ ảnh...Xem chi tiết
-
Hết kinh 10 ngày lại có kinh là bị sao?
Hết kinh 10 ngày lại có kinh là bị sao? Vì là một trong những hiện tượng rối loạn kinh nguyệt xảy ra ở khá nhiều nữ giới, thế nên đây cũng là câu hỏi nhận được đông đảo sự quan tâm của...Xem chi tiết