Có thai có kinh nguyệt được không?

Lượt xem: 8050
Đánh giá: 
Có thai có kinh nguyệt được không?
Điểm trung bình:  8.7 /  10 (  114 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Với những chị em chưa mang thai và sinh nở lần nào thì những câu hỏi xoay quanh vấn đề sinh sản vẫn luôn được quan tâm. Trong đó thắc mắc “Có thai có kinh nguyệt được không?” là điều mà nhiều chị em quan tâm. Có một số trường hợp do không nắm vững được những kiến thức về sức khỏe sinh sản, mang thai cũng như phòng tránh mang thai ngoài ý muốn mà dẫn đến những “hệ lụy” không mong muốn, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân lại ảnh hưởng đến tinh thần.

co-thai-co-kinh-nguyet-duoc-khong

Giải đáp về vấn đề có thai có kinh nguyệt được không?

Để giải đáp được thắc mắc thì trước tiên chị em cần biết kinh nguyệt là gì, cơ chế tạo ra kinh nguyệt như thế nào?

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng ra máu âm đạo ở người phụ nữ theo chu kỳ hàng tháng, máu ra hàng tháng này người ta gọi là máu kinh nguyệt. Máu kinh nguyệt xuất hiện là do niêm mạc tử cung bong ra khi không có sự thụ thai.

Là phụ nữ bạn nên biết:

Y khoa đã lý giải về sự xuất hiện của chu kỳ kinh nguyệt như sau: Trước khi hành kinh khoảng vài ngày, não sẽ gửi một tín hiệu bằng hooc-môn FHS đến buồng trứng, kích thích trứng phát triển và dẫn đến hiện tượng rụng trứng. Cùng với đó, hooc-môn Estrogen trong nang trứng sẽ được tiết ra để làm dày niêm mạc tử cung và tạo thành tổ cho trứng nếu được thụ tinh. Như vậy, nếu trứng rụng và không được thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung đó sẽ bong ra, gây chảy máu và thoát ra ngoài, bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của người nữ.

Có thai thì không thể có kinh

Theo như giải thích ở trên thì khi trứng rụng, gặp được tinh trùng và được thụ tinh thì nó sẽ làm tổ trong tử cung và phát triển thành thai nhi. Lớp niêm mạc tử cung làm tổ này sẽ được duy trì suốt thời gian thai kỳ, cho nên phụ nữ khi có thai sẽ không hành kinh nữa.

Còn một số trường hợp chị em thấy hiện tượng ra máu khi mang thai và lầm tưởng đó là máu kinh, bác sĩ của phòng khám xin giải thích hiện tượng này như sau: Một trong những dấu hiệu của mang thai đó là ra máu (nhiều người hay lầm tưởng là hành kinh), máu này được gọi là máu báo có thai. Máu báo có thai rất khác so với máu kinh nguyệt, chỉ cần bạn để ý một chút bạn sẽ nhận ra sự khác biệt này. Máu báo có thai thường rất ít, kéo dài 1-2 ngày rồi thôi. Nguyên nhân xuất hiện máu báo có thai này là do trong quá trình làm tổ, phôi thai đi vào tử cung và bắt đầu xâm lấn vào niêm mạc tử cung làm tổ gây ra bong tróc ở màng tử cung và gây ra hiện tượng xuất huyết hay còn gọi là máu báo. Khoảng 8 ngày sau khi rụng trứng, một số người thấy xuất hiện máu báo, hình dạng là những đốm nhỏ với lượng rất ít ở quần con. Ngoài ra tùy theo cơ địa của từng người mà máu báo có thai kéo dài trong bao lâu. Máu báo có thai cũng ít hơn nhiều so với chu kỳ kinh bình thường của một người nữ.

Như vậy, qua sự giải thích trên của bác sĩ phòng khám Hưng Thịnh thì có thể khẳng định thêm với chị em lần nữa: “Khi bắt đầu mang thai là đồng nghĩa với việc chị em bắt đầu chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt. Vậy nên, có thai là không có kinh”. Nếu chị em nào có quan hệ tình dục không an toàn và gặp hiện tượng chậm kinh thì nên dùng que thử thai để sớm biết kết quả, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn cho bản thân mình. Việc máu báo có thai xuất hiện khi bạn bắt đầu mang thai là điều bình thường. Bạn nên chú ý đến sức khỏe thời gian đầu mang thai, nếu máu báo có thai kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như đau bụng dưới dữ dội, lượng máu ra nhiều, đỏ tươi, tụt huyết áp, hoa mắt chóng mặt... thì bạn cần kịp thời đến gặp bác sĩ để được khắc phục và xử lý ngay. Đặc biệt, hiện tượng ra máu 3 tháng cuối có thể là dấu hiệu sắp sinh hoặc thai nhi đang gặp vấn đề gì đó bất thường, bạn cũng cần liên hệ gấp với bác sĩ sản khoa uy tín để được hỗ trợ.

Trên đây là những giải đáp của bác sĩ phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh về thắc mắc “Có thai có kinh nguyệt được không?”. Hy vọng, với những chia sẻ của bác sĩ phòng khám, chị em sẽ có thêm kiến thức trong việc phân biệt máu báo có thai với máu kinh, đồng thời có thêm kinh nghiệm trong vấn đề sức khỏe sinh sản của nữ giới.

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?