- Trang chủ /
- Phụ khoa /
- Kinh nguyệt không đều /
- Chậm kinh nguyệt có ảnh hưởng gì không?
Chậm kinh nguyệt có ảnh hưởng gì không?
-
Cập nhật lần cuối: 25-05-2018 09:23:37
-
Chậm kinh nguyệt ảnh hưởng gì không là câu hỏi của rất nhiều chị em khi tự dưng ngày đèn đỏ bị lùi lại một cách “không báo trước”. Các chị em thường có cảm giác lo lắng khi gặp phải hiện tượng này. Vậy chậm kinh nói với chúng ta điều gì về sức khỏe?
Bị chậm kinh nguyệt có ảnh hưởng gì không?
1. Có thai
Khi bạn bị chậm kinh bạn nghĩ đến điều gì đầu tiên? Nếu bạn vừa trải qua một cuộc quan hệ tình dục không an toàn thì bạn chắc chắn sẽ nghĩ đến có thai đầu tiên nếu bị chậm kinh. Bạn bị chậm kinh khoảng 7 ngày nên mua que thử thai về để thử xem mình có thai không. Đó có thể là một tin rất đáng ăn mừng với những người đang mong đợi, còn nếu như trong hoàn cảnh không cho phép bạn sẽ có những phương pháp giải quyết thích hợp.
2. Chậm kinh là dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố, của bệnh phụ khoa
- U nang buồng trứng, u xơ tử cung là một trong những căn bệnh điển hình gây ra mất kinh đột ngột đối với những người phụ nữ đang có kinh nguyệt bình thường. Những khối u này thường là lành tính và không ảnh hưởng đến tính mạng của người phụ nữ. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản, làm quá trình thụ thai khó khăn để được diễn ra.
- U tuyến yên: U lành của tuyến yên có thể làm cho prolactin được sản xuất quá nhiều. Tuyến yên chi phối hoạt động của hệ sinh dục trong đó có chứa buồng trứng. Bởi vậy, u tuyến yên ảnh hưởng đến cân bằng hormone và sự điều hòa kinh nguyệt. Loại u này hiếm gặp và thường có thể điều trị bằng thuốc hoặc xạ trị. Nếu không được điều trị, u tuyến yên có thể gây ra vô kinh, vô sinh ở người phụ nữ.
- Hoạt động kém về tuyến giáp: Điều này cũng làm cho rối loạn hormone và gây chậm kinh, vô kinh ở phụ nữ.
- Sự rối loạn về nội tiết tố nói chung: sự rối loạn này làm cho quá trình phóng noãn ở buồng trứng có thể không được diễn ra, bởi thế thì quá trình thụ thai cũng không được diễn ra. Phụ nữ không có kinh nguyệt và không có khả năng mang thai.
3. Chậm kinh là sự mất cân bằng về thể chất con người.
Vì sao chậm kinh lại là sự mất cân bằng về thể chất con người? Bởi lẽ, chậm kinh không phải chỉ xuất phát từ những lý do cao siêu, khó hiểu nào đó, mà nó có thể được xuất phát từ chính thể chất của con người.
- Thay đổi cân nặng quá đột ngột: Khi thể chất không được đảm bảo về sự cân bằng như tăng cân quá nhiều, giảm cân quá nhiều chúng ta cũng có thể thấy chu kỳ kinh nguyệt đột ngột biến mất hoặc chậm đi đáng kể.
Ở người béo phì hay ở người quá gầy đều khiến cho hormone nội tiết tố thay đổi, khiến không thể phóng noãn và kinh nguyệt bị chậm. Ở người gầy có thể vô kinh. Béo phì làm cơ thể chậm chạp, thiếu năng động và là nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh khác về mỡ trong máu, tim mạch…
Gầy quá là cơ thể đang bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng.
Dù là béo quá hay gầy quá cũng đều không tốt cho sức khỏe. Hãy thiết lập cho mình một chế độ ăn uống thật tốt để cải thiện nhanh chóng và an toàn tình trạng này.
- Ngủ quá ít: Mỗi người nên ngủ trung bình 8 – 9 tiếng/ 1 ngày. Nhưng hẳn là không phải ai cũng có được chế độ ngủ nghỉ hợp lý. Các kỳ thi, gánh nặng công việc đè lên bạn khiến bạn thường xuyên phải làm bạn với màn đêm. Nếu bạn đột ngột thường xuyên ngủ quá ít thì việc bạn bị chậm kinh là điều rất dễ hiểu. Chỉ cần bạn cân bằng lại chế độ ngủ nghỉ của bạn là mọi việc có thể lại quay về quỹ đạo vốn có của nó mà thôi. Tuy nhiên ngược lại, bạn không những bị chậm kinh mà còn có nguy cơ mắc các căn bệnh khác nguy hiểm, cơ thể mệt mỏi và suy kiệt.
- Tác dụng phụ của thuốc: đôi khi chậm kinh lại là tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó bạn đã sử dụng gần đây. Ví dụ như thuốc tránh thai khẩn cấp hay một loại thuốc kháng sinh nào đó. Bạn cần xem lại về vấn đề này và nếu nghi ngờ như vậy, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết cụ thể.
4. Chậm kinh không hề tệ như bạn đang nghĩ!
- Nếu bạn mới có hành kinh vài ba tháng, hoặc 1,2 năm
- Nếu bạn mới sinh em bé và đang cho con bú
- Nếu bạn đang bước vào thời kỳ tiền mãn kinh
Nếu bạn là một trong những trường hợp trên thì đó là điều hoàn toàn tự nhiên mà ai cũng phải trải qua. Theo thời gian thì tất cả những điều trên sẽ được khắc phục và đều trở lại. Riêng thời kỳ tiền mãn kinh thường rơi vào khoảng 5 năm trước khi mất kinh hoàn toàn, lứa tuổi từ 40-55 tuổi.
Với mỗi một nguyên nhân thì hiện tượng chậm kinh lại có những ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe của người phụ nữ. Trong những trường hợp mất kinh kéo dài, mất kinh quá đột ngột, bạn nên đi khám phụ khoa để được các bác sĩ chẩn đoán và giúp bạn cách khắc phục tình trạng này.
Mọi vấn đề liên quan đến các bệnh phụ khoa hãy gọi ngay cho phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để nhận được tư vấn nhanh:
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Quan hệ trong ngày có kinh nguyệt có sao không?
Quan hệ trong ngày có kinh nguyệt có sao không? là một vấn đề với rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Liệu quan hệ khi đang có kinh nguyệt có tốt không? Những ảnh hưởng mà chị em có...Xem chi tiết
-
Bị tắc kinh nguyệt sau khi phá thai có nguy hiểm không?
Xoay quanh vấn đề kinh nguyệt sau khi đi phá thai có rất nhiều những thắc mắc được gửi đến cho các bác sĩ phòng khám Hưng Thịnh. Hôm nay các bác sĩ sẽ dành bài viết này để nói về vấn đề...Xem chi tiết
-
Sau khi sinh kinh nguyệt không đều có sao không?
Có lẽ đã có không ít chị em gặp phải vấn đề kinh nguyệt thất thường sau khi sinh con. Liệu sau khi sinh kinh nguyệt không đều có sao không? Em năm nay 28 tuổi, em sinh con đầu lòng năm ngoái. Sau khi...Xem chi tiết
-
Bị rong kinh máu đen sau khi sinh con có nguy hiểm không?
Rong kinh đã là hiện tượng rất phổ biến ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, hiện tượng này còn phổ biến hơn đối với các bà mẹ bỉm sữa. Vậy, hiện tượng rong kinh máu đen sau khi sinh con có nguy...Xem chi tiết
-
Chậm kinh 1 tháng có sao không?
Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở chị em phụ nữ. Chậm kinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến chậm kinh mà mức độ ảnh...Xem chi tiết
-
Hết kinh 10 ngày lại có kinh là bị sao?
Hết kinh 10 ngày lại có kinh là bị sao? Vì là một trong những hiện tượng rối loạn kinh nguyệt xảy ra ở khá nhiều nữ giới, thế nên đây cũng là câu hỏi nhận được đông đảo sự quan tâm của...Xem chi tiết